TỨ MA ẨM
Nguồn gốc: Tế sinh phương
Thành phần: Nhân sâm, binh lang, trầm hương, ô dược. Các vị bằng nhau
Cách dùng: Cho tất cả các vị thuốc vào đu nhừ, và cạn đến còn 7 phần bát, rồi lại đun tiếp sôi 5-10 phút nữa, mang ra uống nóng
Công dụng: Phá trệ, giáng khí, kiêm phù chính
Giải thích bài thuốc: Thất tình, khí nghịch, phiền muộn do can khí hoành nghịch. Khí cấp mà suyễn tỳ vị buồn bã không muốn ăn. Như thế ngọn phát bệnh là phế và tỳ vị, gốc phát bệnh là can. Phương này dùng binh lang để hòa trệ hành khí. Trầm hương giáng khí bình suyễn. Ô dược điều can thuận khí. Nhưng thuốc giáng khí, hành khí đều dễ tổn hao chính khí, nên phải có nhân sâm để bổ khí phù chính. Tóm lại phương này lấy giáng khí, thuận khí, trị can làm gốc. Gốc bệnh hết thì ngọn bệnh hết như suyễn, phiền muộn ắt cũng hết. Bài này dùng ma phục nghĩa là mài thuốc ra mà uống, thời lúc thuốc chuyển nhanh hơn. Vương Hưu Nguyên nói: Bốn vị thuốc, khí vị rất hậu, mài nghĩa là lấy toàn chất cốt của thuốc, còn đun sắc lại đạt được khí của thuốc.
Phụ phương: Ngũ ma ẩm tả: Tứ ma ẩm, bỏ nhân sâm, gia mộc hương, chỉ xác, rượu trắng uống chữa chứng giận dữ quá đột ngột sắp chết (y tiện)
Tứ ma ẩm một mặt dùng trầm hương, ô dược, binh lang phá khí nghịch, một mặt lại dùng nhân sâm kiêm cố hư chứng, đó là phương pháp bổ trong công, lực thuốc luôn công lơi, cần xem xét đến thể trạng khí thực. Hai phương pháp mức độ không giống nhau, khi ứng dụng cần nghiên cứu thêm để phân biệt rõ ràng
PHÒNG KHÁM YHCT-PHCN HOÀN XUÂN
PHỤ TRÁCH: BS CKII NGUYỄN XUÂN THẮNG
ĐỊA CHỈ: 5A VĂN CAO, P. PHÚ THẠNH, Q. TÂN PHÚ, TP. HCM
ĐT: 0903380057, 0986026355