Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 7: 15h-21h (Chủ nhật: Nghỉ)

090 338 00 57

TỄ LÝ KHÍ

Điều lý khí cơ, chữa các loại khí bệnh, đều được gọi thống nhất là lý khí tễ

Trên lâm sàng, bệnh khí thường diễn biến phức tạp. Phương pháp trị bệnh khí không giống nhau, có thể khái quát chia thành 3 loại: hành khí, giáng khí và bổ khí. Hành khí và giáng khí là thuốc lý khí. Nhưng mỗi mặt đều có trọng điểm. Hành khí chủ yếu lấy điều hòa khí cơ, giải uất, thông kết làm chủ. Giáng khí thời lấy hòa vị giáng nghịch, mà nội dung chủ yếu là túc phế bình suyễn. Khí uất, khí nghịch thường kết hợp nên giáng khí, hành khí thường sử dụng kết hợp

Trong tễ lý khí có lúc phối hợp với nhân sâm, cam thảo, đại táo đều có tác dụng kiêm điều trị hư thực. Trị chung chính khí vốn hư, kiêm chứng khí uất, khí nghịch, dùng các thuốc hành khí giáng khí, dễ tổn thương chính khí, nên phối hợp với thuốc bổ khí để chiếu cố đến mặt khí bị hư nhược. Dùng thuốc lý khí phải nghiên cứu phân biệt bệnh tình hư thực. Nếu như đáng bổ khí mà dùng nhầm hành khí thời hư càng thêm hư. Đáng dùng hành khí mà dùng nhầm bổ khí thời thêm trệ tăng lên. Nếu bệnh tình tình phức tạp, hư trong thực nên dùng hành khí cùng bổ khí. Ngoài ra, các thuốc hành khí đều thơm, ôn, táo, đắng. Khi gặp khí uất mà kiêm tân dịch khuy tổn nên dùng thận trọng.

HÀNH KHÍ

Hành khí chủ yếu dùng cho các khí cơ uất trệ, thăng giáng thất thường, thường thấy đầy chướng bụng hoặc nôn nghẹn.

Mai hạnh khí thường dùng thường dùng vị cay, thơm như hương phụ, tủ tô, uất kim, sa nhân, trần bì, ô dược.

Thường dùng vị ôn, đắng để phá khí như thanh bì, chỉ xác, binh lang, hậu phác.

Phương thuốc đại biểu là Việt Cúc hoàn, Bán hạ Hậu phác thang

Do khí cơ uất trệ ảnh hưởng đến các tạng phủ không giống nhau nên bệnh tình cũng có khác

Nhân thế, vận dụng thuốc hành khí phải chú ý phối ngũ. Như khí trệ kiêm đàm, thời hành khí kiêm có hóa đàm là tá dược. Đến khi cần thiết phải dùng thương ô cốc đàm. Can thận bất túc, khí trệ, hàn ngừng, thời dùng thuốc phải ôn bổ hạ tiêu. Khí trệ kiêm hàn hoặc khí nhiệt thời hành khí phải kiêm khu hàn hoặc thanh nhiệt

Cũng có chứng khí trệ mà kiêm huyết ứ, thời dùng thuốc phải kiêm thuốc hóa ứ. Khí uất mà tân dịch bất túc, thời hành khí phải kiêm sinh tân, nhuận táo.

  1. VIỆT CÚC HOÀN

Xuất xứ: Đan khê tâm pháp

Thành phần: Thương truật, hương phụ, xuyên khung, thần khúc, chi tử sao  (các vị đều bằng nhau)

Cách dùng: Tất cả tán bột, tẩm nước làm viên bằng hột đậu xanh, ngày uống khoảng 12g. Đời sau dùng thang thuốc sắc

Công dụng: Hành khí, giải uất

Chủ trị: Khí huyết, đàm, hỏa, thấp, thực các loại uất, bụng ngực đầy, nuốt chua, nôn, ăn uống không tiêu

Giải thích bài thuốc: Phương này dùng hương phụ khai uất, tán hạ; thương truật, táo thấp, kiện tỳ; xuyên khung hành khí hoạt huyết; thần khúc tiêu thực hòa vị; chi tử thanh nhiệt tả hỏa. Sáu thứ uất làm ra bệnh, chủ yếu do tỳ vị khí cơ không thông suốt, thăng giáng thất thường dẫn đến uất trệ thấp, thực, đàm, hỏa, khí huyết. Thường thể hiện ra các chứng ngực bụng đầy, nuốt chua, ẩu thổ, ăn uống không tiêu.

Phương này trọng tâm là hành khí giải uất. Nhân khí hành thì huyết cũng hành, khí thông suốt thì đờm, hỏa, thấp thực, uất đều được giải. Nhưng lúc vận dụng phải đối chiếu xem sáu chứng uất thiên về chứng nào, nặng nhẹ thế nào mà gia vị mới giải quyết được bệnh tình. Như khí uất thiên trọng gia mộc hương, binh lang; thấp uất nhiều gia phục linh, trạch tả; đàm uất nhiều gia bán hạ, nam tinh; thực uất nhiều gia mạch nha, sơn tra, sa nhân; hỏa uất nhiều gia xuyên liên, thanh đại; có hàn thì gia ngô thù du; đầy chướng gia hậu phác, chỉ xác

Tóm lại, nói rằng phương này hành khí giải uất chẳng qua bảo người lấy phép lớn, tất nhiên phải thông qua tùy chứng mà gia giảm thành phương, như thế mới có hiệu quả.

  1. BÁN HẠ HẬU PHÁC THANG

Thành phần: Bán hạ (2 tiền), hậu phác (1 tiền), phục linh (4 lạng), sinh khương (5 lạng), tô diệp (2 lạng)

Cách dùng: Nước 7 thăng, đun cạn lấy 4 thăng. Chia làm 4 lần, ngày 3 lần, đêm 1 lần

Công dụng: Hành khí, khai uất, giáng nghịch, hóa đàm

Chủ trị: Thất tình uất kết, đàm diên ngưng tụ, cổ họng như có vật vướng mắc, khạc nôn không ra, nuốt không vào, đầy ngực khó thở hoặc ngực sườn đau.

Giải thích bài thuốc: Phương này lấy bán hạ tán kết lùi đàm, hậu phác giáng khí trừ mãn, tô diệp khoan trung tán uất, phục linh thẩm thấp tiêu ẩm, sinh khương giáng nghịch tán hàn. Phối hợp các vị mà đều có cay để tán kết, đắng giáng nghịch, tán đàm.

Tác dụng chữa bệnh: Mai hạch khí, bệnh này do thất tình uất kết, phế vị thăng giáng thất thường, dẫn đến khí trệ đàm trở. Trong cuống họng như có vật ngăn trở, nuốt không vào, khạc không ra

Dùng phương này hành khí, khai cát, giáng nghịch, hòa đàm. Khí hành thì đàm tiêu, mọi chứng đều tự trừ. Vậy mà trong phương đều có thuốc đắng, ôn cay, táo cần dùng cho chứng đàm uất kết. Như thấy cổ họng khô, đỏ, lưỡi đỏ ít rêu. Chân âm thương tổn, tân dịch ít. Tuy chứng mai hạch khí cũng không được dùng phương này. Vì các vị thuốc cay, ôn, táo có khả năng làm tổn thương chân âm, hao tổn tân dịch. Trái lại làm chân â, dịch tổn thương nặng thêm thì sẽ gây ra bệnh chứng khác

GIÁNG KHÍ

Giáng khí dùng cho chứng phế, vị thất giáng, khí hướng nghịch lên trên, đến nơi tâm hạ, bì ngạnh, nôn ế khí, ách nghịch hoặc ho suyễn. Thường dùng các thuốc giáng nghịch như toàn phúc hoa, bán hạ, tô tử, hạnh nhân. Thuốc trần nạp nhu “đại – giã – thạch” trầm hương, nhục quế đại diện là những phương: Toàn phúc hoa, đại giả thạch thang, tứ ma ẩm, tô tử giáng khí thang. Bệnh khí nghịch cần phân biệt hư thực hàn nhiệt. Như khí nghịch lại chữa khí hư thời giáng khí cũng bổ hư. Như khí nghịch có hư nhiệt, hư hàn thời giáng khí cũng nên thanh bổ hoặc nhuận bổ. Như khí nghịch thuộc thực thời nên giáng khí, hành khí làm chủ. Nhưng cũng phải tùy thời, chú ý đến chính khí không hư nhược.

Đến chứng khí nghịch kiêm đàm nhiệt hoặc hàn ẩm, thời giáng khí nên cùng thanh hỏa hoặc ôn hỏa (giáng khí là đưa khí xuống, khí ngược lên sinh các chứng thở dốc, ho suyễn, thì phép chữa là phần giáng khí) (khí thủy là bệnh thủy thũng thuộc về khí, khi phù nhiều, khi phù ít) (khí thống là đau do đường khí bị tắc trở hoặc do khí hạ) (khí thượng là khí đưa lên) (khí tích: tích hơi do đường khí không lưu thông xuất hiện chứng đầy hơi, ợ hơi)

1. TỨ MA ẨM

Thành phần: Nhân sâm, binh lang, trầm hương, ô dược. Các vị bằng nhau

Cách dùng: Cho tất cả các vị thuốc vào đu nhừ, và cạn đến còn 7 phần bát, rồi lại đun tiếp sôi 5-10 phút nữa, mang ra uống nóng

Công dụng: Phá trệ, giáng khí, kiêm phù chính

Giải thích bài thuốc: Thất tình, khí nghịch, phiền muộn do can khí hoành nghịch. Khí cấp mà suyễn tỳ vị buồn bã không muốn ăn. Như thế ngọn phát bệnh là phế và tỳ vị, gốc phát bệnh là can. Phương này dùng binh lang để hòa trệ hành khí. Trầm hương giáng khí bình suyễn. Ô dược điều can thuận khí. Nhưng thuốc giáng khí, hành khí đều dễ tổn hao chính khí, nên phải có nhân sâm để bổ khí phù chính. Tóm lại phương này lấy giáng khí, thuận khí, trị can làm gốc. Gốc bệnh hết thì ngọn bệnh hết như suyễn, phiền muộn ắt cũng hết. Bài này dùng ma phục nghĩa là mài thuốc ra mà uống, thời lúc thuốc chuyển nhanh hơn. Vương Hưu Nguyên nói: Bốn vị thuốc, khí vị rất hậu, mài nghĩa là lấy toàn chất cốt của thuốc, còn đun sắc lại đạt được khí của thuốc.

Phụ phương: Ngũ ma ẩm tả: Tứ ma ẩm, bỏ nhân sâm, gia mộc hương, chỉ xác, rượu trắng uống chữa chứng giận dữ quá đột ngột sắp chết (y tiện)

Tứ ma ẩm một mặt dùng trầm hương, ô dược, binh lang phá khí nghịch, một mặt lại dùng nhân sâm kiêm cố hư chứng, đó là phương pháp bổ trong công, lực thuốc luôn công lơi, cần xem xét đến thể trạng khí thực. Hai phương pháp mức độ không giống nhau, khi ứng dụng cần nghiên cứu thêm để phân biệt rõ ràng

2. ĐỊNH SUYỄN THANG

Nguồn gốc: Tiếp sinh chứng siêu phương

Thành phần: Bạch quả (bỏ vỏ, nghiền, sao vàng) 21 quả, ma hoàng 3 tiền, tử tô 2 tiền, cam thảo 1 tiền rưỡi, tang bì 3 tiền, khoản đông hoa 3 tiền, hạnh nhân 1 tiền rưỡi, hoàng cầm 1 tiền rưỡi, bán hạ 3 tiền

(1 tiền = 10 phân ≈ 4g)

Cách dùng: Nước 3 chung, đun cạn lấy 2 chung, dùng 2 lần

Công dụng: Tuyên phế, bình suyễn, thanh nhiệt, hóa đàm

Chủ trị: Phong hàn ngoại thúc, đàm nhiệt giao trở, đờm nhiều khí cấp, ho suyễn

Giải thích bài thuốc: Phương chủ trị háo suyễn vì phong hàn bên ngoài, đàm nhiệt nội uẩn. Trong phương có ma hoàng vào phế định suyễn. Phi Bá Hùng nói: “Trị đàm trước hết phải lý khí, không nên sơ tiết, giống như keo không thông, vậy dùng ma hoàng là ý nghĩa như thế

Tô tử, hạnh nhân, bán hạ hòa đàm giáng nghịch

Tang bạch bì, hoàng cầm, khoản đông hoa thanh nhiệt, tức phế

Cam thảo điều hòa các vị thuốc

Bạch quả định suyễn

Vả lại phải liễm phế, đề phòng ma hoàng làm hao tán phế khí

Các vị thuốc phối hợp với nhau để tấu phế, bình suyễn, thanh nhiệt, hóa đàm

Phong hàn ở ngoài vào, làm phế khí ủng tắc, kiêm có đàm nhiệt ủng ở bên trong gây nên háo suyễn. Đờm nhiều khi cấp. Dùng phương này, thuốc vào phế định được suyễn, thanh hỏa đàm, khiến cho hàn ở ngoài được giải, uất nhiệt được trừ, ho suyễn cũng tự hết. Nhưng mới cảm phong hàn, không có mồ hôi, mà suyễn, bên trong không có đờm nhiệt thì phương này không dùng được


PHÒNG KHÁM YHCT-PHCN HOÀN XUÂN
PHỤ TRÁCH: BS CKII NGUYỄN XUÂN THẮNG
ĐỊA CHỈ: 5A VĂN CAO, P. PHÚ THẠNH, Q. TÂN PHÚ, TP. HCM
ĐT: 0903380057, 0986026355