HUYỆT PHONG TRÌ
PHONG TRÌ
(Hội của kinh Thiếu dương ở tay, chân và mạch Dương duy)
Ý nghĩa tên gọi:
Phong có nghĩa là gió, Trì có nghĩa là cái ao. Huyệt Phong Trì nằm ở điểm lõm sau đầu, là nơi tụ gió nên được gọi với cái tên hàm ý là cái ao chứa gió. Đây là nơi biểu hiện bệnh liên quan tới phong và cũng là vị trí huyệt được sử dụng để phòng và điều trị các bệnh do phong xâm nhập.
Vị trí:
– Ở chỗ lõm chân tóc sau gáy (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)
– Cách lấy huyệt: Vuốt dọc bờ ngoài cơ thang từ dưới lên, gặp đáy sọ, ngay chỗ lõm là huyệt
Giải phẫu: Dưới da là góc tạo nên bởi cơ thang và cơ ức-đòn-chũm, đáy là cơ gối đầu và cơ đầu dài đáy hộp sọ. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cổ 2, nhánh của dây thần kinh chẩm lớn và nhánh của dây thần kinh dưới chẩm. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
Tác dụng:
– Tại chỗ: Đau cổ gáy, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ; liệt do đột quỵ, rối loạn ngôn ngữ, liệt mặt, đau dây thần kinh chẩm
– Theo kinh: Đau nửa đầu, đau mắt đỏ, hoa mắt, ù tai, đau vai; các bệnh do phong hàn, phong nhiệt, phong thấp gây ra
Châm cứu: Châm 0,5-0,8 tấc, hướng kim về mắt bên kia. Cứu 10-15 phút.
Bấm huyệt: Day hoặc bấm 2 huyệt Phong trì có tác dụng chữa đau đầu, đặc biệt đau đầu do căng cơ, suy nhược thần kinh, tăng huyết áp. Chữa chóng mặt, đau cổ gáy mạn tính
PHÒNG KHÁM HOÀN XUÂN |