GIỚI THIỆU MÁY TẬP PHCN CỔ TAY – BÀN TAY, CỔ CHÂN – BÀN CHÂN CHO BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG SAU ĐỘT QUỴ
Di chứng liệt bàn tay, bàn chân sau đột quỵ (tai biến mạch máu não) hoặc chấn thương sọ não là vị trí rất khó phục hồi và các thiết bị trợ giúp tập lại hạn chế.
Xu thế di chứng liệt bàn tay là bàn tay, ngón tay co, duỗi cổ tay khó khăn. Với bàn chân thì không thể nâng mũi chân lên được, bàn chân đổ trong. Các di chứng này ảnh hưởng lớn tới phục hồi chức năng cầm nắm, làm việc của tay và khả năng đi lại.
Máy sáng chế tập cổ tay – bàn tay, cổ chân – bàn chân Dr Thắng ra đời sau rất nhiều năm tìm tòi cách phục hồi cho hai vị trí quan trọng này. Máy sáng chế này đã ra đời và đã đạt được mục đích cải thiện phục hồi chức năng cho bàn tay và bàn chân.
TÍNH KHOA HỌC CỦA MÁY
+ Giải quyết được điểm khó phục hồi, ít có thiết bị hỗ trợ tập
+ Tập hợp được các phương pháp, kỹ thuật tập đã được chứng minh có hiệu quả để tập cho cổ tay – bàn tay, cổ chân – bàn chân qua máy sáng chế này. Các phương pháp, kỹ thuật được chứng minh có hiệu quả phục hồi chức năng liệt vận động nói chung nhưng lại khó áp dụng được cho tập cổ tay – bàn tay, cổ chân – bàn chân.
+ Máy sáng chế này là phương tiện chuyển các phương pháp, kỹ thuật đã được chứng minh hiệu quả vào phục hồi cho cổ tay – bàn tay, cổ chân – bàn chân. Các phương pháp, kỹ thuật hiệu quả được tích hợp để chuyển vào phục hồi cho cổ tay – bàn tay, cổ chân – bàn chân bao gồm:
– Phương pháp Bobath
– Phương pháp PNF
– Tác vụ trị liệu
– Gương trị liệu
– Khuyến cáo tập phục hồi vận động của WHO
Dựa trên đó, máy tập giúp bệnh nhân đạt được các điểm quan trong tập luyện phục hồi, bao gồm:
Tập được ngay trong giai đoạn cơ lực bằng 0, tập trợ giúp khi vận động chi liệt còn hạn chế, trợ giúp của chi lành cho chi liệt
Vận động lặp lại liên tục tạo nên sự thuần thục động tác theo phương pháp tác vụ
Tạo thuận cho động tác, vận động chuẩn theo tầm vận động của cổ tay – bàn tay, cổ chân – bàn chân
Bệnh nhân nhìn thấy bàn tay, bàn chân mình đang vận động theo phương pháp gương trị liệu, hơn nữa bệnh nhân sẽ dễ dàng cố gắng vào động tác
TỔNG THỂ MÁY
PHƯƠNG PHÁP TẬP VỚI MÁY
Cố định bàn tay vào máy: Với hai cách là dạng bàn tay và dạng tay nắm
Cố định bàn chân
Sử dụng động cơ
- Sử dụng nguồn điện 220v
- Mở công tắc điện.
- Nút điều chỉnh tốc độ có tác dụng để tăng hoặc giảm tần số quay động cơ
Điều chỉnh tầm vận động bàn tay
Muốn bàn tay vận động rộng hơn hay nhỏ hơn, hãy xoay tăng đơ tay và quan sát xem bàn tay được nâng lên hay hạ xuống. Tầm vận động có lợi để duỗi được bàn tay tốt thì nên nâng bàn tay lên cao nhất mà bệnh nhân có thể chịu đựng được, không đau, không tức tay.
Điều chỉnh tầm vận động bàn chân
Tương tự với tăng đơ tay, nên điều chỉnh để mũi bàn chân nâng cao nhất mà bệnh nhân chịu được để tập cho bàn chân nâng lên được tốt nhất khi bước.
Cố định đùi:
Một số trường hợp chân liệt của bệnh nhân bị đổ ra ngoài do chưa chủ động giữ đúng tư thế. Dùng một băng cố định để chân lành giữ cho chân liệt không bị đổ ngoài
Cách tập:
- Cố định tay chân cả 2 bên vào máy tập theo hướng dẫn trên
- Bật động cơ: Cổ tay, bàn tay, cổ chân, bàn chân sẽ vận động theo vận động của động cơ. Điều chỉnh nút điều khiển tốc độ để có tần số (số lần) vận động phù hợp
- Chú ý vào vận động của bàn tay, bàn chân và cố gắng vận động cả hai bên để có thể vận động nhanh hơn tần số quay của động cơ
Tập chủ động với trợ giúp của tay chân lành: Tắt động cơ, dùng vận động của tay chân bên lành để tạo ra vận động của tay chân liệt, cũng chú ý vào động tác và cố gắng vận động tay chân liệt nhiều nhất có thể
- Điều chỉnh “tăng đơ”: Muốn bàn tay, bàn chân vận động có độ rộng hơn hoặc nhỏ hơn thì điều chỉnh tăng đơ cho phù hợp
- Tập ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút. Các cách tập khác vẫn duy trì
- Trong khi tập nếu thấy đau ở cổ tay, cổ chân thì điều chỉnh lại tăng đơ để giảm độ vận động xuống. Nếu chân liệt không giữ thẳng, đổ ra ngoài thì dùng một dây đai quấn 2 đùi ở ngay phía trên khớp gối để đùi bên lành hỗ trợ giữ thẳng bên liệt.