Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 7: 15h-21h (Chủ nhật: Nghỉ)

090 338 00 57

BẠCH THƯỢC CÙNG XÍCH THƯỢC

Xích thược và bạch thược về công dụng trị liệu gần giống nhau. Nhưng bạch thược vị chua và nặng. Công năng thiên về bổ và thu liễm.

CÔNG HIỆU KHÁC NHAU

+ Xích thược và bạch thược về công dụng trị liệu gần giống nhau. Nhưng bạch thược vị chua và nặng. Công năng thiên về bổ và thu liễm. Nên hay dùng bổ thổ tả mộc (tức lả bổ tỳ thổ, tả can mộc, vì mộc thổ tương khắc), liễm âm ích doanh, dưỡng huyết, nhu can, ấm bên trong để chữa đau bịnh, và ức can hỏa, để tả nhiệt ở can, tán ứ huyết. Riêng về lợi tiểu tiện thì không bằng xích thược. Nó chuyên trị về can, tỳ.

+ Xích thược vị đắng, nặng, công dụng thiên về sơ tả, cho nên lương dược huyết, hành được ứ, tiêu thũng, công dụng chữa đau mạch hơn bạch thược. Nó chuyên trị về huyết, can

CHỦ TRỊ KHÁC NHAU

Xích thược chủ trị các bệnh huyết ứ, bụng đau
Bạch thược trị can cấp làm cho tỳ, cạnh sườn, bụng đau
+ Xích thược hoạt huyết tán ứ. Dùng cho các chứng huyết ứ ngừng trệ gây nên đau bụng, hiếp thống. Như “Y lâm cải thác” có bài Huyết phủ trục ứ thang gồm có đào nhân, hồng hoa, đương quy, sinh địa hoàng, xuyên khung, xích thược, ngưu tất, cát cánh, sài hồ, chỉ xác, cam thảo. Chữa các bệnh đau bụng, đau đầu lâu ngày không khỏi. Đau như dùi đâm vào một chỗ nhất định. Bài Cách hạ trục ứ thang (ngũ linh chi, đương quy, xuyên khung, đào nhân, đan bì, xích thược, ô dược, diên hồ sắch, cam thảo, hương phụ, hồng hoa, chỉ xác. Trị bệnh ứ huyết tại dưới hoành cách mô, có hình rõ ràng như hình khối, hoặc tiểu nhi bĩ thầnh khối, hoặc rắn, bụng đau. Đau ở chỗ nào nguyên chỗ ấy không di chuyển chỗ khác, hoặc lăn lóc nằm vạ vật phơi bụng ra như con vật vậy.
+ Bạch thược hay làm cho gan mềm mại, làm nóng bên trong cho nên trị được đau bụng. Thường dùng cho các bệnh can, tỳ không hòa, huyết ứ, khi trệ ở bụng, bụng và sườn đau nhức. Như “Kim quỹ” bài Đương quy thược dược tán gồm có đương quy, thược dược, phục linh, bạch truật, trạch tả, xuyên khung. Chữa bệnh phụ nữ có mang, đau bụng “Chu thị tập nghiệm y phương” – bài Thược dược thang có hương phụ tử, nhục quế, diên hồ sắch, bạch thược dược, chữa bệnh phụ nhân đau hiếp thống.

Xích thược chỉ huyết ứ, hoặc huyết trệ kinh nguyệt không đều
Bạch thược chủ trị huyết hư hoặc huyết bị hiếp trệ, nguyệt kinh không đều
+ Xích thược hoạt huyết, tán ứ, hành trệ, điều kinh, dùng cho các bệnh huyết ứ, huyết trệ. kinh không đều, đau bụng, kinh nguyệt không đúng kỳ ra nhiều, kéo dài ngày, huyết đông, hoặc kinh nguyệt bế kết – Như “Y lâm cải thác” – bài Thiếu phúc trục ứ thang gồm có sao tiểu hồi hương, sao can khương, diên hồ sắch, một dược, xuyên khung, quan quế, xích thược dược, sao ngũ linh chi, bồ hoàng, đương quy dùng chữa các chứng bụng dưới trướng, mãn, hoặc đển kỳ kinh nguyệt thì bụng dưới đau xót, bụng trướng, hoặc kinh nguyệt không đều, hoặc mầu sắc huyết ra đen, tía, hoặc có huyết ứ thầnh hòn cục.
+ Bạch thược dưỡng huyết, kiêm sơ tiết, dùng cho các bệnh huyết hư hoặc âm hư sinh ra kinh nguyệt không đều. Như “Cục phương” bài Tứ vật thang gồm đương quy, xuyên khung, bạch thược, thục địa hoàng trị chứng kinh nguyệt không đều, rốn, bụng thường đau, hoặc chứng băng, lậu.

Xích thược chủ trị mắt đỏ, đau, sưng.
Bạch thược chủ trị huyết hư, can vượng, đầu váng, mắt hoa
+ Xích thược lương huyết, tả can, tiêu thũng. Dùng cho các bệnh can hỏa hoặc huyết nhiệt sinh bệnh đau mắt đỏ, hoặc bệnh nhiệt sang. Như bài Ma dược sài hồ thang gia giảm gồm ma hoàng, xích thược, sài hồngô thù dubạch tật lê để chữa bệnh màng mắt bị viêm cấp tính. Màng trắng ở mắt bị viêm (giác mờ) nặng. Màng mắt bị viêm “Thượng hài trung y tạp chí” 8-1964) “hiệu chú phụ nhân lương phương” – bài tiên phương hoạt mệnh ẩm gồm bạch chỉ, bối mẫu, phòng phong, xích thược, sinh quy vĩ, sinh cam thảo, tạo giác thích (gai bồ kếp) xuyên sơn giáp, thiên hoa phấn, nhũ hương, một dược, kim ngân hoa, trần bì để trị bệnh ung thư mới phát, sắc đỏ, sưng, nóng, đau, mạch xác có lực.
+ Bạch thược dưỡng huyết liễm âm, bình ức can dương (ức chế nhiệt ở can), dùng cho các bệnh huyết hư, can vượng sinh chóng mặt. Như “Y học trung trung tham tây lục” bài Trấn can tức phong thang gồm các vị xính thược, thiên đông, ngưu tất, sinh mạch nha, xích thạch, huyền sâm, xuyên luyện tử, đương quy, nhân trần, sinh long cốt, sinh mẫu lệ để trị bệnh can dương cang quá sinh bệnh choáng váng.

Xích thược chủ trị huyết nhiệt, thổ huyết, nục huyết, đái ra máu.
Bạch thược chủ trị âm hư không liễm được huyết sinh bệnh thổ huyết, nục huyết, nôn ra máu.
+ Xích thược lương huyết, chỉ huyết dùng cho các bệnh huyết nhiệt vọng hành, mọi bệnh xuất huyết. Như “Sự thôn quảng ký” trị bệnh nục huyết không chỉ. Dùng xích thược dược tán mạt, uống với nước để chữa. “Thánh huệ phương” – bài Như thần tán có hương phụ tử, xích thược dược để chữa phụ nữ băng huyết không khỏi, hoặc bệnh xích bạch đới hạ.
+ Bạch thược dưỡng huyết ích âm, thu sáp cố liễm, dùng cho các bệnh doanh huyết không cố, sinh thổ huyết, nục huyết, nôn ra huyết. Như “Thế y đắc hiệu phương” bài Chỉ nục tán gồm có hoàng kỳ, xích phục linh, bạch thược dược, đương quy, cam địa hoàng, trích a giao để chữa bệnh nục huyết. “Lan thất bí tàng” – Nhân sâm ẩm tử có các vị: mạch môn đông, nhân sâm, đương quy thân, hoàng kỳ, bạch thược dươc, cam thảo, ngũ vị tử. Để trị bệnh tỳ vị hư nhược, khí xúc, khí nhược, tinh thần đoản thiểu, nục huyết thổ huyết; Bài Đương quy bạch thược dược thang có : sài hồ, trích cam thảo, sinh địa hoàng, quất bì, thục địa hoàng, hoàng kỳ, thương truật, đương quy thân, bạch thược dược, bạch truật. Để chữa bệnh của phụ nữ kinh mạch tiết lậu không chỉ. Bài Đinh hương giao ngải thang gồm thục địa, bạch thược dược, xuyên khung, đinh hương, a giao, sinh ngải diệp, đương quy, trị chứng băng, lậu không chỉ.

Xích thược chủ trị huyết lâm (bệnh lậu ra huyết) ( huyết lâm thì là đi tiểu ra huyết chứ )
Bạch thược chủ trị thủy thũng
+ Xích thược lương huyết, tán ứ, chuyên dùng chữa các chứng bệnh huyết nhiệt, thấp trệ, tiểu tiện không lợi, đái dắt, đau buốt. Nếu nóng là bệnh lậu. Như “Bác tế phương” bài Trị ngũ lâm tức là dùng xích thược dược, binh lang, tán mạt sắc nước uống lúc đói.
+ Bạch thược lợi tiểu tiện. Như “Thánh tế tổng lục” để chữa chứng thủy khí không thông, mình mẩy bị thũng phù, mạch trầm trì. Thược dược thang phương tức là dùng thược dược, quế, hoàng kỳ.
+ “Nội khoa toát yếu” – “Bảo anh toát yếu” – “Nữ khoa toát yếu” có bài Lý ngư thang gồm các vị: bạch truật, phục linh, đương quy, thược dược, để chữa chứng bụng đầy, bụng trướng, tiểu tiện không thông, nửa người phù thũng. “Thánh tế tổng lục” trị thủy khí không thông, thân phù thũng, mạch trầm, trì. Bài thược dược thang phương dùng thược dược, quế, hoàng kỳ.

ĐẶC THÙ SỬ DỤNG KHÁC NHAU
+ “Trung hoa y học tạp chí” (1975 – tháng 6) cung ngoai đưng nhật liệu: đan sâm, xích thược, mỗi vị 5 đòng, đào nhân 3 đồng sắc nước uống. Dùng để chữa chứng có thai ngoài dạ con, là bệnh trung khu thần kinh rối loạn. Thai ở ngoài cung sau bị phá làm tổn thương lớn, thường xuất huyết ở trong bụng, và có hiện tượng là trung khu thần kinh rối loạn.
+ “Thiên kim phương” bài Thần minh độ mệnh hoàn: Để chữa bệnh hoạn lâu ngày tích tụ bên trong, đại tiểu tiện không lợi, khí xông lên làm cho tim đảo điên (như dốc xuống dưới) gây nên bụng trướng, đau tức, dùng phương thuốc nghịch hại ẩm thực để chữa gồm có: đại hoàng, thược dược mỗi thứ hai lạng, hai vị đều tán mạt, dùng mật viên lại bằng hạt ngô, mỗi lần dùng 4 viên, ngày uống 3 lần, không biết mà dùng thêm đến 6, 7 viên. Nên dùng có mức độ mới tốt.

TIN LIÊN QUAN

CHI TỬ CÙNG TRÚC DIỆP

THĂNG MA CÙNG SÀI HỒ

NHŨ HƯƠNG CÙNG MỘT DƯỢC

THẠCH CAO CÙNG TRI MẪU

NHÂN SÂM CÙNG ĐẲNG SÂM

ĐẢNG SÂM CÙNG HOÀNG KỲ