THĂNG MA CÙNG SÀI HỒ
Sài hồ và Thăng ma đều là thuốc phát tán phong nhiệt ở ngoài biểu, thăng dương, tác dụng gần giống nhau, cho nên thường dùng thay thế cho nhau.
(Sài hồ)
CÔNG HIỆU KHÁC NHAU
Sài hồ và Thăng ma đều là thuốc phát tán phong nhiệt ở ngoài biểu, thăng dương, tác dụng gần giống nhau, cho nên thường dùng thay thế cho nhau.
Nhưng thực tế hai vị thuốc này công hiệu không giống nhau: Sài hồ có tác dụng tán biểu ở thiếu dương kinh, tả ở khu vực bán biểu, bán lý. Còn Thăng ma thì phát tán nhiệt ở cơ biểu thuộc dương minh kinh.
– Sài hồ sơ can giảiuất, còn Thăng ma tán ứ, giải độc.
– Sài hồ sơ tán uất hỏa ở can.
– Thăng ma tán hỏa ở dạ dày thuộc kinh dương minh
– Sài hồ Thăng dương ở can và đởm.
– Thăng ma thăng nguyên khí ở tì vị.
– Sài hồ có khả năng gạt bỏ cái cũ, tạo ra cái mới.
– Thăng ma không có công dụng như thế.
CHỦ TRỊ KHÁC NHAU
Sài hồ chủ trị bệnh thiếu dương kinh, tà khí còn ở mô nguyên.
Thăng ma chủ trị tà ôn ở cơ biểu của (phế) và (vị).
+ Sài hồ chất nhẹ và mềm cho nên tính phát đi lên là thuốc chủ yếu của thiếu dương kinh; chữa chứng thương hàn ở kinh thiếu dương và chứng thấp ôn ở mô nguyên. Như bệnh thương hàn bị trúng phong 5-6 ngày, khi nóng, khi lạnh (hàn nhiệt vãng lai) bụng đầy, không muốn ăn; Trong lòng buồn không vui, dùng Thang “Tiểu sài hồ” điều trị (Theo “Thương hàn luận”) và “Trọng đinh Thông tục Thương hàn luận” dùng Sài hồ sác uống (sài hồ sinh chỉ xác – xuyên hậu phác, thanh bì, trích thảo, hoàng cầm, khổ cát cánh, thảo qủaa, binh lang, hà diệp cánh), trị các chứng bệnh ôn thấp ở mô nguyên thấy bụng đầy, bỉ trong lòng buồn phiền, đầu nặng, miệng chán, trong ngày có lúc sốt rét, nên dùng bài Sài hồ sắc uống để dẫn tà ở mô nguyên khi nóng, khi lạnh bởi tà khí nhiễm vào.
+ Thăng ma chất cứng rắn, cũng nhẹ, ruột rỗng, vị ngọt, cay, hàn, là thuốc chính của Kinh dương minh. Chính là thuốc chữa tà khí ở cơ biểu của phế vị. Cũng như “Diêm thị tiểu kỳ phương luận” dùng Thăng ma cát căn chữa bệnh thương hàn ôn dịch, phong thấp, tráng nhiệt, đau đầu cơ thể đau, chân tay mỏi, đã phát ra sang chẩn, ngứa ngáy) hoặc chưa phát. Dùng Thăng ma để giải tà nhiệt ở kinh dương minh thì mới thần được, giải được chẩn ở biểu.
Sài hồ dùng để trị nhiệt vào máu (huyết thất)
Thăng ma thường hay thấu sâu để giải các chứng đau
+ Sài hồ đã đuổi được tà khí, lại sơ can khí. Cho nên chữa được các chứng nhiệt tà vào máu tủy nên các bệnh. Như “Thương hàn luận”, thang tiểu sài hồ chữa được bệnh trúng phong bảy tám ngày, giải được bệnh nóng lạnh phát ra có ngăn trở Kinh thủy bị gián đoạn, (tức là kinh nguyệt không đều) nên tà mới vào huyết thất, huyết kết lại sinh ra chứng ngược, mà phát ra chập chờn.
+ Thăng ma tán ứ, giải độc, cho nên thấu triệt tới các chỗ đau. Như “Kim qũy yếu lược”, Trị “dương độc sinh bệnh, mặt đỏ vân vân như gấm, cổ họng đau, nước dãi có máu, dùng thăng ma miết giáp thang “Bản sự phương”. Trị phổi đau, thổ ra huyết, làm cho hơi thở thối, bụng, vú đều đau, dùng thang thăng ma như sau (Thăng ma, cát cánh, ý đĩ nhân, địa du, tử cầm, mẫu đơn bì, bạch thược dược, cam thảo).
Sài hồ chữa các bệnh uất nhiệt ở can
Thăng ma chữa các chứng ở vị hỏa.
+ Sài hồ sở trường sơ tán uất nhiệt ở gan, nhân đó mà dùng chữa uất nhiệt ở gan mới hay như các bệnh kinh nguyệt không đều, gân mỏi, mắt đau các chứng như “Mạch nhân chứng tử” Bài Sài hồ thanh can (sài hồ, hoàng cầm, sơn chi thanh bì, bạch thược, chỉ xác) trị can kinh uất hỏa, nội thương can thống.
+ Thăng ma tống được hỏa ở dương minh vị (dạ dầy) thường dùng chữa vị nhiệt gây đau răng, lợi, mồm nóng sinh lở, cam răng, sưng đau các chứng. Như “Nhân bị trực chỉ phương” trị vị nhiệt, răng đau, lấy Thăng ma sắc dùng nóng, xúc miệng cho vào đến cổ họng.
Sài hồ chủ trị các chứng khí gan mật bị hãm, trệ không thông
Thăng ma dùng hạ các chứng hãm nguyên khí ở tỳ vị
+ Sài hồ thăng dương, chủ yếu dùng thanh dương ở can, đởm mật các chứng; gặp trường hợp khí hãm và trệ dùng rất hay. Như “Bàn thào kinh sở” nói rằng: sài hồ nhẹ (Khinh thanh) Thăng đề được khí ở mật Khí trệ ở đởm được thăng đề được khí ở mật. Khí trệ ở đởm được Thăng đề thì các chứng khác còn ẩn nấp đều theo đi mà thôi. Cho nên trong bụng, tim, ruột, dạ dầy, nếu có khí kết đều tan được hết. “Bản thảo chính nghĩa” cũng nói: “Sài hồ hay chấn động, thanh thoát được bế khí, cho nên đạo khi đã thanh thoát thì mọi chứng trệ đều được giải ngay.
+ Thăng ma là thuốc chủ yếu Thăng đề nguyên khí ở Tỳ vị. Nếu tỳ vị hư yếu, các chứng thanh khí, hạ hãm, như chứng tiết tả lâu ngày bệnh lỵ lâu ngày, bệnh di, trọc, băng, đối, tràng phong lâm lộ. bệnh trĩ lâu ngày, thoát giang. Nếu không phải là thấp nhiệt trở xét, nên kịp dùng thăng đề, mà không dùng Thăng mà thì không khỏi, mà Sài hồ càng giúp cho Thăng ma thêm công hiệu (“Bản thảo chính nghĩa”) Như “Mạc bảo học tập nghiệm phương” trị băng huyết (Thăng ma 5 phần, sài hồ năm phần xuyên khung 4g một đồng, bạch chỉ một đồng 4g, kinh giới tuệ 6 đồng (24) đương quy 6 đồng 24, cho hai bát nước sắc lấy một bát sau khi ăn, uống tất khỏi) – Nhiều lắm chỉ năm sáu lần uống).
Sài hồ trị được các bệnh:
+ Trưng hà (“bụng có u cục) kết thành sỏi cuống dạ dày, bụng đầy trướng thực. Thăng ma sở trường trị lôi phong hỏa “Bản thảo thần nông kinh” nói: “Sài hồ trừ bỏ được cải cũ và tạo ra được cái mới”. Nhân đấy mà dùng chữa được các bệnh trưng hà, ngược mẫu tật(sốt rét), sỏi mật, truyền lá lách bị viêm, cho đều bụng, bên trong dạ dày đầy trướng. Như Thang “Đại Sài hồ gia giảm” (sài hồ, hoàng cầm, đại hoàng chỉ xác, mộc hương, bán hạ, cam thảo, bạch thược, uất kim), trị túi mật viêm cấp tính, sỏi mật, lá lách viêm cấp tính. Đang cấp tính trở thành tắc rồi sinh phù thũng, mạo tê ở ống quản mật bị viêm, dùng chữa có công hiệu.
+ Thăng ma tính đưa lên, có thể đạt tới đỉnh cao nhất lại có công hiệu giải được tà độc. Cho nên nó là thuộc chuyên trị “lôi phong hỏa”. Như “y chương tập giải” có bài Thanh lôi Thạng (Thăng ma, Thương truật, hà diệp) trị được bệnh nhức đầu (lôi đầu phong) đầu, mặt nổi nốt đầu đanh, nốt ruồi, đau đớn, sợ rét, thích nóng, giống như bệnh thương hàn.
Đặc biệt sử dụng khác nhau:
+ Sài hồ trừ bỏ được cái cũ, tạo ra cái mới; nhiệt kết ở phủ tạng dùng Sài hồ thông ngay. Như bài “thanh di nhất hiệu trị can uất, khí trệ. Trường vị ôn nhiệt đến phủ tạng, lá lách viêm, dùng sài hồ phối hợp với hoàng càm, hồ liên, mộc hương, cang thuộc nguyên hồ, sinh đại hoàng, mang tiêu. Bài lợi đởm thang chữa chứng sỏi mật, dùng Sài hồ phối hợp với hoàng cầm, chỉ xác, uất kim nhiều khương hoàng, nguyên hồ, kim linh tử, mộc hương, nhũ hương, một dược, qua lâu. Mà bài huyết phủ trục ứ thang dùng sài hồ, đào nhân, hồng hoa, sinh địa, xích thược, xuyên khung, trị bệnh trưng hà. Sài hồ phối hợp với tam lăng, nga truật, trạch lan, ích mẫu thảo, lại có khả năng chữa các bệnh nước ở bụng, cho đến bệnh nước ứ trong bụng trướng thành hòn. Sài hồ trừ bỏ cái cũ, tạo ra cái mới cho nên trệ khỏi được thực tà kết hợp thành hình.
Đặc thù Thăng ma chính là sử dụng trong bài Thăng ma cùng với Cát căn.
PHÒNG KHÁM YHCT-PHCN HOÀN XUÂN
PHỤ TRÁCH: BS CKII NGUYỄN XUÂN THẮNG
ĐỊA CHỈ: 5A VĂN CAO, P. PHÚ THẠNH, Q. TÂN PHÚ, TP. HCM
ĐT: 0903380057, 0986026355