Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 7: 15h-21h (Chủ nhật: Nghỉ)

090 338 00 57

PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH KHÍ – PHẦN 3: GIÁNG KHÍ

PHẦN 3: GIÁNG KHÍ

Giáng khí là làm cho khí nghịch bình thuận lại. Do đó còn gọi là bình khí, thuận khí. Can khí nghịch biểu hiện ngực sườn đầy tức vì khí nghịch mà nấc nhiều

Phế khí nghịch biểu hiện đờm trọc ủng tắc, xung khí thượng nghịch

Giáng khí thường áp dụng cho chứng thực, không dùng cho chứng hư, không nên dùng thường xuyên

1. Phép giáng khí khoan trung

Chứng thích hợp: Khí nghịch hung cách, khí trở như hết hơi

Thuốc thường dùng: Trầm hương, ô dược, chỉ thực, binh lang, mộc hương

Đây là phương pháp dùng chữa khí nghịch do thất tình, bệnh tương đối nghiêm trọng, như hông bụng trướng đầy, khí tắc nếu nặng có thể gây nên quyết nghịch gọi là “khí quyết”. Dùng các thuốc có vị chua, lợi thấp như bài Ngũ ma ẩm (mộc hương, chỉ xác, ô dược, binh lang, trầm hương) để hạ khí cho nhanh. Nếu người mệt mỏi có thể gia nhân sâm, tức bài Tú ma ẩm (binh lang, trầm hương, ô dược, nhân sâm). Thường giáng khí không tách khỏi lý khí, thường dùng các thuốc lý khí như uất kim, hương phụ

Chứng khí nghịch do khí cơ trở trệ, thường thấy do đờm trọc kết tụ, hoặc dương khí uất, biểu hiện chứng trạng hư lãnh ngực bụng đau điếng. Vì vậy mà vừa giáng khí vừa tiêu đàm ôn trung kết hợp. Dùng bài Thất khí thang (hậu phác, bán hạ, tô tử, phục linh, khương táo) hoặc bài Tứ thất thang (nhục quế, nhân sâm, bán hạ, cam thảo, sinh khương). Mục đích để giáng khí, không phải là trị đàm suyễn. Nếu như đàm ủng trướng đầy, suyễn tức, không nằm được là do đàm, đàm không tiêu tức khí không giáng thường dùng Tử tô giáng khí thang (tử tô, tiền hồ, bán hạ, hậu phác, quất hồng, trầm hương, đương quy, cam thảo) gia giảm gọi là giáng khí hòa pháp

Giáng khí khoan trung để cho đi xuống là thuận. Nếu như thận hư không thể cố nhiếp làm cho khí đưa lên gây khó thở, ra mồ hôi nửa đầu, tiểu nhiều lần, mạch trầm sác vô lực. Thường dùng Thất vị đô khí hoàn (thục địa, sơn thù, sơn dược, đơn bì, phục linh, trạch tả, ngũ vị tử); Nhân sâm cáp giới tán (nhân sâm, cáp giới) tu bổ thu liễm hạ nguyên gọi là phép “nạp khí)

2. Phép giáng khí chỉ ách

Chứng thích hợp: Vị khí thượng nghịch, chứng hay nấc

Thuốc thường dùng: Đinh hương, thị đế, sinh khương, trần bì, hậu phác

Nấc liên hồi thường do vị hàn gây nên, nên dùng Đinh hương thị đế thang, đinh hương ôn vị, thị đế giáng khí. Chứng nấc dễ gây tổn thương trung khí, bệnh lâu ngày hoặc người già bị bệnh này cần phải giữ gìn vệ khí thì gia nhân sâm, sinh khương. Ngoài ra nếu hàn nhiều phải gia ngô thù du, can khương; thấp nhiều gia hậu phác, bán hạ. Chủ yếu phải dựa vào nguyên nhân để trị

Ngực sườn đầy tức do vị khí thượng nghịch, dùng bài Đại chu toàn phúc thang. Đại chu, toàn phúc để trấn nghịch, sinh khương, bán hạ để tân tán, nhân sâm, cam thảo để hòa hoãn. Nếu do vị khí ngược không có khả năng hòa giáng thì phải trấn nghịch, tân tán, hòa hoãn kết hợp. Nếu dùng giáng khí chỉ có thể trị tiêu không có khả năng trị bản được

3. Phép bình giáng xung khí

Chứng thích hợp: Vùng dưới rốn máy động, khí nghịch lên làm khó thở, ngực sườn đầy tức, gân mạch co rút…

Thuốc thường dùng: Thục địa, đương quy, bạch thược, thỏ ty tử, tử thạch anh, trầm hương

Xung khí là chỉ thế của khí đang đi lên, thấy ở dưới rốn chuyển động, cảm thấy là khí đi lên, ngực sườn đầy tức, có khi nói không ra tiếng, tay chân cứng đờ. Nguyên nhân dẫn đến xung khí thượng nghịch có thể do hàn hoặc do nhiệt, do hư hoặc thực. Triệu chứng hồi hộp, ra mồ hôi, đầu choáng váng, cơ nhẽo. Người xưa căn cứ vào chứng trạng để phân loại xung khí có phạm tâm, phạm can hay phạm thận hay không

Huyết thiếu làm hạ tiêu hư hàn, bởi vì mạch xung là bể của huyết. Bể huyết trống rỗng tất khí sẽ đi lên, bệnh gặp nhiều ở phụ nữ. Điều trị trên cơ sở ôn dưỡng huyết mạch, gia vị trầm hương để giáng khí. Trầm hương ôn mà không táo, có thể đi trực tiếp vào kinh thận rất tốt

Chứng khí xung tựa như chứng bôn đồn. Bôn đồn có 2 loại: một là khí hàn thủy ở thận nghịch lên thì dưới rốn chuyển động, khí ở bụng dưới đi lên đến tâm làm cho tâm hồi hộp, dùng Quế chi thang, hoặc bài Linh quế cam táo thang. Loại thứ 2 là hỏa khí của tạng can nghịch lên. Chứng trạng nguy cấp, khí từ bụng đi lên yết hầu khiến cho người ta nghẹt thở muốn chết. Nên dùng tả can giáng khí. Dùng Bào bôn đồn thang (đương quy, xuyên khung, bán hạ, bạch thược, cát căn, lý căn bì, sinh khương, cam thảo) gia giảm. Chính vì chứng bôn đồn cũng do khí nghịch cho nên “Kim quý yếu lược” gọi là “Bôn đồn khí”

 

PHÒNG KHÁM YHCT-PHCN HOÀN XUÂN
PHỤ TRÁCH: BS CKII NGUYỄN XUÂN THẮNG
ĐỊA CHỈ: 52 VƯỜN LÀI, P. TÂN THÀNH, Q. TÂN PHÚ, TP. HCM
ĐT: 0903380057, 0986026355