Có 4 phương pháp: (1) bổ (2) sơ (3) thăng (4) giáng. Khí hư thì bổ, khí trệ thì sơ, khí hạ thì thăng, khí nghịch thì giáng
PHẦN 1: BỔ KHÍ
Y học cổ truyền rất coi trọng đến khí, có thể phân khí thành 3 loại
Một là về phương diện sinh lý: Nhân tố quan trọng trong hoạt động nội tạng là “Nguyên khí” hay còn gọi là “Tinh khí”. Để thuận lợi phân biệt tác dụng của khí người ta chia ra: khí ở ngực (phế) gọi là Tông khí; khí ở trung tâm (tỳ, vị) gọi là Trung khí; ở hạ tiêu (thận) có 2 khí là chân âm, chân dương; còn khí ở phần biểu gọi là Vệ khí
Hai là về phương diện bệnh lý: Chỉ những hiện tượng bệnh lý của các tạng, như bệnh của can thì thấy hông đầy, bụng chướng gọi là “can khí”. Vị bệnh biểu hiện ăn vào thì đầy, trung quản đầy tức gọi là “vị bệnh”…
Ba là về phương diện tà bệnh như trong lục dâm, hàn tà, thấp tà thì gọi là “hàn khí”, “thấp khí”…
Phương pháp bổ khí chỉ dùng trong chứng hậu khuy tổn ở loại thứ nhất
Phế chủ điều khí toàn thân, Vị chủ trung khí, khí của hậu thiên, bổ khí phải chú ý đến hai kinh Phế và Tỳ nhưng bổ trung khí là thường dùng nhất. Khí và huyết có quan hệ mật thiết với nhau, thuốc bổ khí thường kết hợp với bổ huyết. Khí thuộc dương, cho nên khi khí hư còn phải dùng thuốc phù dung. Thuốc bổ khí dễ gây ngưng trệ, nên trung tiêu có thấp đàm thì không nên dùng. Nhưng khi cần thì vừa bổ khí vừa hóa đàm. Nếu khí hư không vận hóa được gây nên đầy trướng thì phải lý khí (tắc nhân, tắc dụng)
1. Phương pháp bồi bổ trung khí
Chứng thích ứng: Tinh thần mệt mỏi, sắc mặt vàng xám, tiếng nói nhỏ, tứ chi vô lực, tiêu hóa kém, đại tiện phân nhão
Trung khí thuộc tỳ vị, chứng hư nhược của trung khí phần nhiều chỉ hiện tượng suy thoái công năng của tỳ vị, làm cho thiếu dinh dưỡng, sắc mặt vàng xám, tinh thần mệt mỏi, ngại cử động, tiếng nhỏ yếu, mạch nhu hoãn. Cho nên, bổ trung khí phải lấy tỳ vị làm cơ sở, thường dùng bài Tứ quân tử thang. Người xưa vận dụng bài Tứ quân tử thang chia thành 3 loại:
Tăng cường tác dụng bổ trung thì dùng bài lục thần tán gia tăng hoài sơn, biển đậu, ngạch mễ
Một loại kết hợp với phương tễ bổ hư dùng bài: Bát trân thang, tức Tứ quân cộng với Tứ vật thang
Loại khác là chiếu cố đến kiêm chứng, điều trị cả gốc lẫn ngọn, loại này tương đối phức tạp. Như Dị công tán gia trần bì để hành khí; Lục vị Dị công tán gia trần bì, can khương để hành khí chỉ ẩu; Hương sa lục quân gia mộc hương, sa nhân, bán hạ, trần bì để hóa đàm, chỉ thống; Sâm tô ẩm gia bán hạ, trần bì, thảo quả, ô mai để hóa đàm triệt ngược; Thất vị bạch truật tán gia mộc hương, hoắc hương hóa thấp nhiệt; Hộ tỳ hoàn gia hoài sơn, trần bì, liên nhục, sơn tra, trạch tả để tiêu cam tích… Hầu hết những bệnh do chứng tỳ vị hư nhược gây ra đều dựa vào cơ sở bài Tứ quân để gia giảm. Nhưng tỳ vị hư nhược không hoàn toàn là do trung khí hư nhược. Trung khí hư nhược có đặc điểm riêng biểu hiện tinh thần mệt mỏi, tiếng nói nhỏ, đoản hơi, đụng đến việc là thở dốc cho nên phải dùng bài bổ trung ích khí như hoàng kỳ là chủ dược, hoàng kỳ trị cam, tích ôn để chữa chứng trung khí bất chấn, thăng dương, hạ hãm có công năng ôn dưỡng, thường dùng kèm đẳng sâm. Vì đảng sâm có tác dụng bồi bổ nguyên khí, hoàng kỳ bổ trung khí, trường hợp tiêu chảy lâu ngày do tỳ hư thì dùng đảng sâm làm chủ, nếu vinh khí thiếu vong huyết, tự hãm thì dùng hoàng kỳ làm chủ. Đồng thời hoàng kỳ có tính thăng đề thiên về phần dương, khí hư, dương hư thì nên thăng đề. Có người dùng bài Bổ trung ích khí chỉ chú ý đến thăng ma, sài hồ mà quên vị cơ bản là hoàng kỳ là chưa toàn diện
2. Phương pháp bổ dưỡng phế khí
Chứng thích ứng: Phế nuy, ho lâu ngày, mất tiếng, đoản khí. Thuốc thường dùng: hoàng kỳ, hoài sơn, sa sâm, mạch môn, ngũ vị, đông trùng hạ thảo
Phế làm chủ khí, chủ bì mao, phế khí đầy đủ thì hô hấp điều hòa, da lông khít. Cho nên biểu hiện của phế khí thường thấy thở gấp, ho suyễn, da lông thì hở, ra nhiều mồ hôi, sợ gió, nên việc bổ phế ích khí nên chiếu cố đến thu liễm cố biểu. Ngoài ra, phế có khả năng phân bổ tân dịch, phế hư làm tân dịch không di chuyển được, mồ hôi ra nhiều làm cho thương tân, do đó bổ phế phải chiếu cố đến phế âm. Tỳ và phế có quan hệ mẫu tử, vì vậy bổ tỳ vị và phế thường kết hợp gọi là “Bổ thổ sinh kim pháp”. Dựa vào sự tương hỗ để điều trị thường ứng dụng các trường hợp phế lao. Trường hợp có chứng âm hư nội nhiệt thì dùng thêm thuốc tư thận gọi là “Kim thủy tương sinh pháp”
3. Phương pháp ích vệ cố biểu
Chứng thích ứng: Biểu hư ra nhiều mồ hôi, sợ gió, hay bị cảm mạo. Thuốc thường dùng: hoàng kỳ, bạch truật, tiểu mạch, ma hoàng căn, mẫu lệ
Phế chủ vệ khí, vệ khí xuất ra ở hạ tiêu. Trường hợp vệ khí hư da lông không kín, bệnh nhẹ thì trị ở thượng tiêu thường dùng mẫu lệ tán (mẫu lệ, ma hoàng, phù mạch, hoàng kỳ) gia giảm mẫu lệ để chỉ hãn làm chủ trị, hoàng kỳ để cố biểu ích khí
Bệnh nặng mồ hôi ra không ngừng gọi là vong dương dùng bài phụ tử thược dược cam thảo thang trị ở hạ tiêu. Bổ ích vệ khí dùng hoàng kỳ và phụ tử làm chủ dược. Mồ hôi ra nhiều làm tổn thương tân dịch, vọng âm có biểu hiện tiểu ít, tay chân co rút nếu giai đoạn đó thì dùng như thế. Người xưa thường dùng hoàng kỳ, bạch truật, phòng phong trị biểu hư. Bị cảm phong tà hoặc cảm mạo mà tà không giải dùng hoàng kỳ làm quân: Dùng bài Đương quy lục hoàng thang (đương quy, hoàng kỳ, sinh địa, hoàng cầm, hoàng bá, hoàng liên) để trị huyết hư hỏa vượng, nóng trong ra mồ hôi trộm. Cũng dùng hoàng kỳ để cố biểu, tư âm, tả hỏa. Bệnh nhân suy nhược hay bị phong hàn xâm nhập sinh chứng đau mỏi xương khớp, đau lưng thì dùng quế chi làm cơ sở điều hòa dịch vệ mà trước tiên phải cố biểu
4. Phép ôn bổ thận khí
Chứng thích hợp: Ố hàn, tứ chi lạnh, đau lưng, thở khó, tiểu nhiều lần
Thuốc thường dùng: Phụ tử, nhục quế, thục địa, sơn thù, hoài sơn, kỷ tử, ba kích
Dương khí ở thận, tức mệnh môn hỏa. Người xưa cho rằng mệnh môn hỏa là bộ phận trọng yếu của con người, mệnh môn hỏa suy thì mọi hoạt động của con người sẽ bị đình trệ, vì vậy cần phải cấp cứu dùng phụ tử bổ hỏa để làm chủ. Nguyên khí hư kết hợp phải kết hợp với nhân sâm, trung khí hư phải kết hợp với bạch truật, vệ khí hư phải kết hợp với hoàng kỳ. Tức bài Sâm phụ thang, Truật phụ thang và Kỳ phụ thang. Thận và mệnh môn có quan hệ mật thiết với nhau, thận là tạng có 2 chức năng cả thủy và hỏa: Mệnh môn hỏa có khí âm dương, nên ôn bổ thận dương phải có tư âm bổ thận.
Dùng bài bát vị quế phụ, là bài Lục vị địa hoàng gia phụ tử, nhục quế. Điều đó nói lên rằng phù dương trên cơ sở bổ âm