Giờ làm việc: Thứ 2->Thứ 7: 15h-21h (Chủ nhật: Nghỉ)

090 338 00 57

TẬP VẬN ĐỘNG CHI TRÊN CHO BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG SAU ĐỘT QUỴ

HƯỚNG DẪN TẬP VẬN ĐỘNG CHI TRÊN VỚI BN ĐÃ PHỤC HỒI MỘT PHẦN VẬN ĐỘNG

Giai đoạn BN đã phục hồi một phần vận động với chi trên. Sức cơ, tầm vận động khớp, động tác khéo léo… đã hồi phục nhưng chưa thực hiện được hoàn toàn. Bệnh nhân và người thân BN có thể thực hiện theo một số chỉ dẫn tập VĐ sau đây:

+ Tập co duỗi khớp vai tư thế ngồi 

– Chuẩn bị: BN ngồi trên ghế hoặc giường, cánh tay xuôi theo thân, cẳng tay vuông góc với cánh tay

– Tập: Ngươi thân trợ giúp BN giữ lấy cổ tay BN rồi yêu cầu BN kéo tay về phía sau hết mức rồi đưa ra phía trước hết mức. Nếu cơ lực tốt, người trợ giúp có thể giữ lại một chút để tạo them kháng lực cho các vận động này

– Ngày tập 2 lần, mỗi lần 10-20 động tác

  • + Xoay trong – ngoài vai tư thế ngồi với cánh tay xuôi 


  • – Chuẩn bị: BN ngồi, cánh tay xuôi theo thân, cẳng tay gấp 900
    – Tập: Người thân trợ giúp một tay giữ khuỷu tay, một tay giữ cổ tay. Yêu cầu BN xoay cẳng tay ra ngoài tối đa rồi xoay vào trong. Tay người trợ giúp sẽ giúp cho khuỷu tay cố định và cẳng tay vận động đúng hướng
    – Ngày tập 2 lần, mỗi lần tập 10-20 động tác

  • + Xoay trong – ngoài vai tư thế ngồi cánh tay dang 


  • – Chuẩn bị: BN ngồi trên ghế hoặc giường, cánh tay dang ngang, khuỷu tay gấp 900
    – Tập: Người thân trợ giúp tập một tay giữ khuỷu tay, một tay giữ cổ tay. Yêu cầu BN xoay cẳng tay lên cao nhất có thể, nếu lực của BN còn yếu thì trợ giúp BN xoay lên cao nhất, ngoài ra trợ giúp cho khuỷu tay BN luôn ở một vị trí và cẳng tay vận động được đúng hướng. Rồi hạ tay xuống
    – Tập ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 10-20 động tác

  • + Nhún vai tư thế ngồi 

  •  

    – Chuẩn bị: BN ngồi trên ghế hoặc giường, 2 tay xuôi theo thân
    – Tập: Đề nghị BN cố gắng nhún 2 vai lên cao nhất có thể rồi hạ xuống
    – Ngày tập 2 lần, mỗi lần khoảng 10-20 động tác

  • + Dang – khép vai tư thế ngồi (CLIP 5)
    – Chuẩn bị: BN ngồi trên ghế hoặc giường, cánh tay xuôi theo thân, cẳng tay gấp 900 so với cánh tay
    – Tập: Người thân ngồi phía trước, một tay giữ cổ tay, một tay giữ khuỷu tay.

Tập: Đề nghị BN dang cánh tay lên cao nhất có thể, nếu lực hạn chế thì người trợ giúp sẽ nâng giúp cánh tay BN lên cao nhất có thể (tư thế cánh tay chạm đầu khi đầu, cổ thẳng). Khi BN hạ tay xuống, nếu cơ lực tốt thì người trợ giúp có thể hơi giữ lại một chút để tạo kháng lực tang sức mạnh cơ khép vai
– Tập ngày 2 lần, mỗi lần 10-20 động tác

  • + Tập co – duỗi khuỷu tay tư thế ngồi với chai nước (CLIP 6)


  • – Chuẩn bị: BN ngồi trên ghế hoặc giường, 1 chai nước
    – Tập: BN cố gắng cầm chai nước và vận động co rồi duỗi khuỷu tay. Người thân giúp BN đặt chai nước để BN cầm và khi chai nước bị lệch hoặc rơi thì đặt lại
    – Tập ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút

  • + Tập sấp – ngửa bàn tay, cẳng tay tư thế ngồi với chai nước (CLIP 7)

  •  

    – Chuẩn bị: BN ngồi trên ghế hoặc giường, 1 chai nước
    – Tập: Tay yếu cầm chai nước, cố gắng vận động cho sấp bàn tay xuống rồi lại ngửa bàn tay lên với bàn tay cố gắng cầm chắc chai nước. Người thân giúp đặt chai nước vào bàn tay BN và đặt lại nếu bị lệch hoặc rơi
    – Ngày tập 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút

  • + Tập sấp – ngửa cẳng tay, bàn tay với tay không trên bàn (CLIP 8)

  •  

    – Chuẩn bị: BN ngồi trước bàn, 2 tay đặt trên bàn
    – Tập: Đề nghị BN sấp rồi ngửa cẳng tay bàn tay, làm liên tục. Nếu được có thể sấp rồi ngửa bàn tay, cẳng tay nhanh nhất có thể
    – Ngày tập 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút

  • + Tập sấp – ngửa cẳng tay, bàn tay với chai nước trên bàn 

  •  

    – Chuẩn bị: BN ngồi trước bàn, 1 chai nước
    – Tập: Đặt chai nước vào lòng bàn tay yếu của BN, yêu cầu BN cố gắng cầm chắc và di chuyển sấp rồi ngửa bàn tay cùng với cố gắng nắm chắc chai nước (có thể dung vật khác để tập thay chai nước). Chai nước nên ít nước trước rồi cho nhiều nước hơn vào buổi tập sau, khi cơ lực BN đã tốt hơn. Người thân trợ giúp đặt chai nước vào bàn tay BN và trợ giúp lại khi chai nước bị lệch hoặc rơi.
    – Ngày tập 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút

  • + Tập dùng bàn tay lăn chai nước 

  •  

    – Chuẩn bị: 1 chai nước, BN ngồi trước bàn
    – Tập: Đặt mằm chai nước, BN đặt lòng bàn tay yếu lên chai nước, cố gắng lăn chai nước về trước, rồi về sau. Cố gắng không để chai nước rời khỏi bàn tay. Người thân trợ giúp đặt chai nước vào vị trí dễ tập nhất và khi bàn tay bị tuột khỏi chai nước thì giúp BN đặt lại đúng vị trí đúng
    – Ngày tập 2 lần, mỗi lần tập khoảng 5 phút

  • + Tập rót nước (CLIP 11)

  •  

    – Chuẩn bị: 1 chai (có thể có nước hoặc không), 1 ly nhựa. BN ngồi trước bàn
    – Tập: Tay yếu của BN cố gắng cầm chai nước, nếu cầm còn khó khăn có thể dung cả tay khỏe trợ giúp cầm, hoặc người thân trợ giúp cầm chai nước
    Tập: BN cố gắng làm động tác giống với động tác rót nước từ chai ra ly
    – Tập ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút

  • + Tập co – duỗi cổ tay, bàn tay

     

  • – Chuẩn bị: BN ngồi trước bàn, 2 bàn tay đặt sấp lên mặt bàn (nên đặt lên trên khăn để cảm giác tốt hơn, và cổ tay ở ngay mép khăn)
    – Tập: BN cố gắng duỗi cổ tay lên hết mức có thể, rồi hạ xuống. Nên tập luôn cả 2 tay để tăng thêm sự cố gắng và chú ý. Người thân có thể trợ giúp duỗi cổ tay lên tối đa nếu BN không thể duỗi được tối đa
    – Ngày tập 2 lần, mỗi lần khoảng 10-20 động tác

  • + Tập đếm ngón (CLIP 13)

  •  

    – Chuẩn bị: BN ngồi trước bàn, bàn tay để ngửa trên mặt bàn
    – Tập: Đề nghị BN dùng ngón cái di chuyển đếm các ngón còn lại, bắt đầu từ ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn rồi ngón út giống như động tác đếm ngón
    – Tập ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút

  • + Tập đếm ngón có trợ giúp

     

  • – Chuẩn bị: BN ngồi trước bàn, bàn tay để ngửa trên mặt bàn
    – Tập: Đề nghị BN dung ngón cái di chuyển đếm các ngón còn lại, bắt đầu từ ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn rồi ngón út. Nếu ngón nào BN không làm được tối đa thì người thân trợ giúp cho ngón cái tiếp xúc tối đa với từng ngón đó
    – Tập ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút

  • + Tập di chuyển đồ vật từ nơi này sang nơi khác trên bàn

  •  

    – Chuẩn bị: BN ngồi trước bàn, dụng cụ xếp hình hoặc một vài đồ vật trong nhà có thể tập là nút chai, sỏi…
    – Tập: Đề nghị BN cố gắng lấy đồ vật tập chuyển từ trái sang phải hoặc ngược lại. Người thân giúp đặt các hình tập vào nơi BN dễ cầm nhất
    – Ngày tập 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút

  • + Tập xếp hình chính xác hơn trên bàn 

  •  

    – Chuẩn bị: BN ngồi trước bàn, dụng cụ xếp hình hoặc với một số vật dụng khác có thể tập được như nắp chai, ly nhựa, sỏi…
    – Tập: Với dụng cụ xếp hình, đề nghị BN lấy các vật có sẵn, đặt cho lỗ của hình vào đúng cột. Với các vật dụng trong nhà, có thể đề nghị BN cầm như viên sỏi cho vào trong chai, nắp chai xếp thẳng hàng… Người thân giúp đặt các đồ vật vào nơi bệnh nhân dễ cầm nhất
    – Ngày tập 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút

  • + Tập di chuyển vật nhỏ hơn, khó hơn (di chuyển đũa) 

  •  

    – Chuẩn bị: Một vài đôi đũa trên bàn
    – Tập: BN có thể dung các ngón tay hoặc ngón trỏ và ngón cái cố gắng cầm lấy 1 hoặc vài chiếc đũa, nâng lên và di chuyển. Nếu khó khăn, người thân có thể giúp để riêng từng chiếc đũa và yêu cầu BN cố gắng nhúp lấy
    – Ngày tập 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút

  • + Tập với khăn 

  •  

    – Chuẩn bị: Một khăn mặt, gấp rộng khoảng 10-30cm2, bệnh nhân ngồi trước bàn tư thế và khoảng cách đủ để di chuyển được khăn trên bàn
    – Tập: Bệnh nhân hoặc người nhà trợ giúp BN đặt sấp bàn tay lên khăn, rồi yêu cầu BN di chuyển khăn trên mặt bàn. Di chuyển khăn ngang, dọc hoặc vòng tròn. Nếu bàn tay hoặc khuỷu tay co lại thì trợ giúp cho thẳng ra
    – Ngày tập 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút

Dựa vào các chỉ dẫn trên, người nhà BN cũng có thể sáng tạo thêm các động tác tập dựa trên nền tảng các động tác trên

Nếu cứ tập kiên trì, đều đặn như trên thì chức năng vận động của tay sẽ nhanh chóng phục hồi

PHÒNG KHÁM YHCT-PHCN HOÀN XUÂN
PHỤ TRÁCH: BS CKII NGUYỄN XUÂN THẮNG
ĐỊA CHỈ: 52 VƯỜN LÀI, P. TÂN THÀNH Q. TÂN PHÚ, TP. HCM
ĐT: 0903380057, 0986026355